Có nên xông hơi cho trẻ không? Xông hơi như thế nào là đúng cách? Đó là câu hỏi rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi con nhỏ bị ốm sốt, cảm cúm. Đừng lo lắng, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kinh nghiệm xông hơi cho trẻ an toàn, hiệu quả trong bài viết dưới đây.
1. Có nên xông hơi cho trẻ?
Trẻ em bao nhiêu tuổi có thể xông hơi?
- Trẻ em quá nhỏ, từ dưới 1 tuổi đến 5 tuổi tuyệt đối không được xông hơi bởi thể trạng của các trẻ độ tuổi này quá yếu, không đủ sức để chịu đựng nhiệt độ quá cao trong phòng xông hơi. Việc xông hơi có thể khiến trẻ bị khó thở, hệ thống niêm mạc bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
- Trẻ em từ 5 đến 8 tuổi không nên xông hơi. Nếu xông hơi, trẻ cần có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần ổn định và được sự cho phép của bác sĩ.
- Độ tuổi hợp lí và an toàn nhất để xông hơi là trẻ nhỏ trên 8 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ nhỏ hoàn toàn có thể thích nghi nên biện pháp xông hơi rất có lợi cho cả thể chất và tinh thần của bé.
Độ tuổi thích hợp để xông hơi cho trẻ là trên 8 tuổi
Thời điểm xông hơi hợp lý nhất là khi nào?
Khi nào nên xông hơi cho trẻ, theo các chuyên gia thời điểm tốt nhất để xông hơi là:
- Buổi tối, sau khi bạn kết thúc 1 ngày dài làm việc mệt mỏi và cần thư giãn, giải tỏa ngay lập tức.Việc xông hơi vào buổi tối sẽ giúp trẻ có giấc ngủ sẽ sâu hơn, dễ ngủ hơn, tốt cho việc lưu thông máu và da của trẻ.
- Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ nhỏ bị nhiễm nước, hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt mà không đổ mồ hôi. Khi phát hiện thấy những biểu hiện này ở trẻ thì bạn nên tiến hành biện pháp xông hơi tự nhiên cho bé.
Nên dùng các loại lá nào để xông hơi cho trẻ nhỏ?
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để xông hơi cho trẻ là điều cần thiết vừa giúp đảm bảo sức khỏe vừa dễ tìm. Với mỗi trường hợp, các loại lá sử dụng để xông hơi khác nhau bởi mỗi loại lá đều đem lại những tác dụng riêng biệt.
- Để hỗ trợ hạ nhiệt, giảm sốt, bạn nên sử dụng lá tre, lá duối…
- Nếu muốn kháng khuẩn, sử dụng hành, lá tỏi, lá đu đủ, ngải cứu,...
- Lá sả, chanh, bưởi, khuynh diệp, bạc hà, lá trầu,..các loại lá có chứa tinh dầu có lợi cho bé.
Bạn nên tận dụng những loại lá cây có sẵn trong vườn hoặc gần nơi bạn sinh sống, nên hái lá cây tươi, đun sôi và xông ngay để đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số loại lá xông
2. Cách xông hơi cho trẻ an toàn, hiệu quả
Khi xông hơi cho trẻ, làm cách nào để vừa an toàn lại vừa giúp trẻ hấp thụ đầy đủ những lợi ích mà xông hơi đem lại. Cùng theo dõi các bước xông hơi cho trẻ nhỏ đúng cách ngay dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị nồi nước sôi hoàn chỉnh và đầy đủ dưỡng chất.
Nếu bạn sử dụng kết hợp các loại lá cây để xông hơi cần lưu ý các điều sau:
- Lấy ⅔ nước vào nồi và cho lá có tác dụng hạ nhiệt vào đun trước.
- Khi thấy nước gần sôi thì mới cho lá có tác dụng kháng khuẩn vào cùng.
- Lúc sau thì bỏ lá có chứa tinh dầu vào.
- Điều chỉnh lửa vừa phải và đậy kín nắp vung khi đun.
- Để nước sôi khoảng 2 - 3 phút rồi bắc xuống và tiến hành xông ngay cho trẻ nhỏ.
Bước 2: Sau cởi bỏ hết quần áo bên ngoài cho bé, bạn đặt nồi nước xông hơi trước mặt bé rồi trùm chăn kín từ đầu bé xuống và từ từ mở hé vung cho hơi nước thoát ra bên ngoài, để bé dần dần thích nghi với hơi nóng.
Dạy bé hít thở sâu và đều để hương tinh dầu đi vào và thẩm thấu đến phế nang cơ thể.
Bước 3: Sau từ 10 - 15 phút, bạn tiến hành lau sạch mồ hôi bằng khăn khô, mặc quần áo sạch cho bé (không mặc lại đồ cũ vừa thay ra).
Nên cho bé ăn một bát cháo thêm lá tía tô hoặc hành sau khi xông xong để giúp bé giảm cảm tốt hơn.
Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Bên cạnh phương pháp xông hơi truyền thống này thì bố mẹ có thể sử dụng phòng xông hơi gia đình kết hợp với máy xông hơi ướt để giúp bé đào thải độc tố nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
3. Lưu ý quan trọng khi xông hơi cho trẻ
Đối thể trạng sức khỏe còn yếu của trẻ nhỏ, bạn cần đặc biệt cần chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé:
- Trước khi xông hơi, nên vệ sinh kỹ các thiết bị trong phòng xông hơi. Nếu vệ sinh không kỹ có thể đem những mầm bệnh từ các nguồn cho trẻ nhỏ.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi xông hơi để đảm bảo sức khỏe tuyệt đối cho trẻ em bởi việc tính hiệu quả của việc xông hơi phụ thuộc vào từng cơ địa mỗi trẻ nhỏ.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi xông
- Thời gian xông hơi phù hợp là từ 5 - 10 phút. Nếu thời gian xông quá ít sẽ không đảm bảo được hiệu quả xông hơi, nếu quá lâu sẽ khiến trẻ nhỏ bị mất nhiều nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
- Khi sốt cao thì tuyệt đối không cho trẻ xông hơi vì khi đó cơ thể trẻ đang rất yếu dễ mất sức và đột quỵ.
- Sau khi xông xong, tuyệt đối không cho trẻ tắm lại ngay mà nên lau mồ hôi cho trẻ bằng khăn khô. Đồng thời, cho trẻ uống nước ấm và ăn cháo nóng để bù đắp phần nước bị mất đi trong quá trình xông hơi.
- Trong trường hợp bạn sử dụng phòng xông hơi, nên điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý, không được quá cao có thể khiến bé bị phỏng, ngứa rát. Nhiệt độ thích hợp nhất là ở mức 37- 38℃.
- Trong quá trình xông hơi, trẻ cần có sự giám sát của người lớn để kịp thời xử lý các sự cố.
- Không xông khi trẻ đang quá no hoặc quá đói, ốm mệt lâu ngày và suy kiệt sức khỏe.
- Không nên dùng máy xông hơi dùng chung cho cả nhà để xông hơi cho trẻ. Điều này sẽ lây lan những mầm bệnh từ người lớn sang cho trẻ nếu không vệ sinh kỹ lưỡng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kinh nghiệm xông hơi cho trẻ. Hy vọng những điều hữu ích trên giúp bạn hiểu rõ ràng hơn và có những biện pháp chăm sóc tốt nhất cho trẻ nhỏ.
Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt phòng xông hơi gia đình, spa, resort hay tham khảo các sản phẩm về bồn tắm, máy gia nhiệt nước nóng, bể bơi nóng lạnh.. hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0967 67 3086 để được tư vấn tốt nhất.