Lá lốt không chỉ là thực phẩm phổ biến mà còn là dược liệu được sử dụng trong liệu pháp xông hơi. Vậy xông hơi bằng lá lốt có tác dụng như thế nào? Và xông hơi bằng lá lốt có những cách nào? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Xông hơi bằng lá lốt
1. Xông lá lốt có tác dụng gì?
Theo Đông y, lá lốt thường được dùng để điều trị các chứng phong, hàn, thấp và tê bại chân tay. Bên cạnh đó, lá lốt còn có thể điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn mửa, bệnh thận, đau nhức xương khớp.
1.1. Hỗ trợ điều trị xoang
Tinh dầu trong lá lốt có chứa piperin là một loại kháng sinh tự nhiên có công dụng điều trị bệnh viêm xoang. Lá lốt có tính ấm, có thể giúp chống phong hàn nhẹ và hỗ trợ giải quyết các vấn đề về đường hô hấp: viêm họng, viêm xoang, ...
1.2. Chữa nhức xương khớp
Các thành phần Ancaloit, Beta-caryophylen, Benzylaxelat, ... có trong lá lốt giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Vì thế, lá lốt thường được sử dụng phổ biến trong các phương pháp điều trị bệnh xương khớp như loãng xương, gai cột sống, …
Lá lốt hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
1.3. Hỗ trợ chữa viêm nhiễm vùng kín
Sử dụng lá lốt trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa mang lại những hiệu quả tích cực cho phụ nữ nhất là phụ nữ sau sinh, có thể giúp cải thiện và chữa bệnh lành tính và an toàn.
1.4. Làm sáng da, trị mụn
Lá lốt giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết như phenol, alkaloid, benzyl axetat, … làm da đều màu và trắng mịn. Lá lốt cung cấp thêm độ ẩm cho da, cân bằng độ pH.
Lá lốt có công dụng chăm sóc và dưỡng da
Bên cạnh đó, lá lốt còn làm các lỗ chân lông giãn nở giúp đào thải độc tố, bụi bẩn, bã nhờn làm sạch da. Lá lốt có tính kháng viêm giúp trị mụn hiệu quả.
1.5. Xông lá lốt chữa trĩ
Lá lốt chứa hoạt chất piperin có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm giúp chống nhiễm trùng búi trĩ và phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Đồng thời lá lốt cũng chứa các chất vitamin C, sắt, chất xơ, … giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, suy nhược do trĩ, thiếu máu…
2. Hướng dẫn cách xông lá lốt
Lá lốt có rất nhiều cách sử dụng nhưng cần áp dụng đúng cách để tránh những kết quả không mong muốn. Vì thế, để tránh điều này xảy ra, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
2.1 Cách xông lá lốt chữa xương khớp
Nguyên liệu:
- Lá lốt
- Cây xấu hổ
- Cây long não
- Quế chi
Xông hơi toàn thân chữa xương khớp
Cách thực hiện
Bạn có thể thực hiện xông hơi với hai phương pháp sau:
Phương pháp truyền thống
Khi sử dụng phương pháp truyền thống, bạn cần chuẩn bị nồi, chăn mỏng, bát và bếp.
- Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó vò nát các nguyên liệu rồi cho vào nồi.
- Bước 2: Cho thêm nước vào nồi và bật bếp đun bằng lửa lớn. Khi nước sôi, bạn cho nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 15 phút để tận dụng tinh chất trong lá rồi tắt bếp.
- Bước 3: Dùng khăn trùm kín người rồi mở từ từ nắp nồi để hơi nóng thoát ra. Tiến hành xông hơi từ 5/15 phút đến khi mồ hôi toát đều toàn thân.
Phương pháp hiện đại
Xông hơi lá lốt với phương pháp hiện đại
Với phương pháp hiện đại, bạn không cần phải dụng cụ hay dành thời gian đun nấu, mà bạn chỉ cần sử dụng phòng xông hơi ướt theo các bước như sau:
- Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó vò nát các nguyên liệu rồi cho vào hộp đựng hương liệu của phòng xông hơi.
- Bước 2: Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian của phòng xông hơi. Sau đó, bạn tiến hành xông hơi khoảng 10/15 phút.
2.2 Cách xông mặt bằng lá lốt
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá lốt và lọc bỏ các lá héo, khô, bị úa vàng. Sau đó vò nát lá lốt rồi cho vào nồi cùng với 2 thìa muối tinh.
- Bước 2: Cho thêm nước sạch vào nồi và đun sôi bằng lửa lớn. Đến khi nước sôi, bạn điều chỉnh lửa nhỏ và tiếp tục đun trong vòng 15 phút.
- Bước 3: Sau khi tắt bếp, đợi nước nguội và bắt đầu xông hơi. Trùm khăn kín qua đầu và bắt đầu xông hơi, nên xông hơi cách mặt 25cm để tránh bị bỏng da.
Xông mặt bằng lá lốt
2.3 Cách xông mũi bằng lá lốt
Phương pháp này tùy phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người nhưng vẫn là phương pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả đối với khi bệnh còn nhẹ.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm lá lốt với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn.
- Bước 2: Cho lá lốt và nước vào nồi đun sôi trong vòng 10 phút. Nên đậy kín nắp để tránh tinh dầu thoát ra ngoài.
- Bước 3: Sau khi nước sôi, bạn đổ nước vào ly nhỏ và cho lên trước mũi để xông. Bạn hít sâu, thở ra chậm rãi để tinh chất có thể đi sâu vào hốc xoang, làm loãng dịch mũi.
3. Những lưu ý khi xông hơi bằng lá lốt
Mặc dù phương pháp xông hơi bằng lá lốt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điều như sau:
Một số điều cần lưu ý xông hơi bằng lá lốt
- Làm sạch da: Trước khi xông, nên làm sạch da mặt hay toàn thân để tránh khi xông hơi, vi khuẩn/bụi bẩn bám trên da có thể xâm nhập vào cơ thể.
- Dùng khăn mềm lau nhẹ: Sau khi xông hơi, bạn nên dùng khăn lau khô mồ hôi để tránh làm tích nước gây bệnh.
- Bổ sung nước sau khi xông: Nên uống 1/2 ly nước để cung cấp thêm nước cho cơ thể sau khi xông.
- Không nên tắm hay rửa mặt sau khi xông để không gây ứ trệ, khí huyết không lưu thông.
- Bạn có thể message nhẹ giúp làm sạch các lớp sừng hóa trên bề mặt.
- Xông 1/2 lần/tuần: Không nên xông hơi liên tục để cơ thể không bị mất hơi nước, gây ảnh hưởng đến tim mạch.
- Thời gian xông hơi: Bạn nên xông mặt trong khoảng 10/15 phút, còn đối với xông hơi toàn thân thì nên xông trong khoảng 30/45 phút.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược khác xông hơi để có được những công dụng khác nhau như: Tía tô, Sả, Ngải cứu, ... Bạn nên sử dụng những dược liệu này trong phòng xông hơi để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Qua bài viết trên chúng tôi muốn cung cấp cho bạn thêm thông tin về phương pháp xông hơi bằng lá lốt. Hy vọng nội dung này có thể giúp ích thêm cho bạn trong cuộc sống nhé!
Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt phòng xông hơi, bồn tắm massage, bể bơi gia đình, spa, resort... hãy liên hệ với Sawo Việt Nam qua hotline 0967 673 086 để được tư vấn tốt nhất.